top of page

VAI TRÒ CỦA LOW CARBON TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

Có thể thấy từ khi Chính phủ đặt ra chủ trương quan trọng về việc giảm phát thải carbon nhằm giữ gìn môi trường xanh và bảo vệ sức khỏe của cộng đồng (Nghị định 06/2022/NĐ-CP Luật Bảo vệ môi trường, bao gồm: Điều 91, Điều 92 và Điều 139) thì các doanh nghiệp, nhà máy sản xuất là đối tượng hàng đầu trong việc triển khai.

Việt Nam là 1 nước nông nghiệp, tỉ lệ xuất khẩu nông sản đứng top đầu thế giới thì đây cũng là một lĩnh vực cần chú trọng giảm phát thải carbon. Khi cả thế giới đang tập trung giảm phát thải, các công ty nhập khẩu cũng quan tâm đến quy trình sản xuất đã đủ an toàn, “xanh và sạch” chưa.

Nông sản tiêu biểu: lúa nước, cà phê, hồ tiêu, trái cây nhiệt đới.


Một số nguyên nhân gây ra phát thải carbon trong nhà máy sản xuất nông sản:

  • Quá trình chế biến và đóng gói: Quá trình chế biến và đóng gói nông sản thường sử dụng năng lượng và tạo ra loại khí thải carbon như CO2 từ hoạt động sấy, đun nấu, làm lạnh, đóng gói.

  • Xử lý chất thải: Quá trình xử lý chất thải từ sản xuất nông sản, bao gồm chất cặn, chất thải hữu cơ cũng tạo ra lượng khí thải carbon và các chất độc hại khác. 

  • Vận chuyển nông sản: Quá trình vận chuyển nông sản từ nhà máy sản xuất đến điểm tiêu thụ cũng tạo ra lượng khí thải carbon, đặc biệt khi sử dụng phương tiện giao thông gây ô nhiễm.

  • Sử dụng điện năng từ nguồn năng lượng không sạch: Sử dụng điện năng từ nguồn năng lượng không sạch như than, dầu mỏ, đá phiến để vận hành máy móc và thiết bị cũng góp phần vào tăng lượng khí thải carbon.

Là một nước xuất khẩu nông sản có thể thấy rõ ưu điểm kinh tế trong việc phát triển nông nghiệp hiện đại thông qua các mô hình sản xuất nông nghiệp áp dụng biện pháp giảm phát thải carbon như ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất; sản xuất cây ăn quả theo tiêu chuẩn hữu cơ, VietGAP,… Nếu áp dụng các biện pháp giảm phát thải carbon vào các nhà máy sản xuất và chế biến nông sản sẽ giúp gia tăng giá trị cạnh tranh.

 

Lợi ích của giảm phát thải carbon:

  • Bảo vệ môi trường: Giảm phát thải carbon giúp giảm lượng khí CO2 và các khí thải từ nhà máy, giúp làm giảm hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường sống cho con người và động vật.

  • Tiết kiệm năng lượng: Việc giảm phát thải carbon thờng đồng nghĩa với việc tăng hiệu quả sử dụng năng lượng trong quá trình sản xuất, giúp tiết kiệm chi phí hoạt động và giảm tải lên môi trường.

  • Cải thiện chất lượng không khí: Giảm phát thải carbon cũng đồng nghĩa với việc giảm khói bụi và các chất độc hại trong không khí, giúp cải thiện chất lượng không khí tại khu vực sản xuất nông sản.

  • Nâng cao uy tín và trách nhiệm xã hội: Việc chú trọng vào việc giảm phát thải carbon cho thấy sự quan tâm và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với môi trường và cộng đồng, từ đó nâng cao uy tín và hình ảnh của họ.

  • Thúc đẩy sự phát triển bền vững: Bằng việc giảm phát thải carbon, nhà máy sản xuất nông sản có thể thúc đẩy sự phát triển bền vững, tạo ra giá trị kéo dài và bảo vệ tài nguyên cho thế hệ sau.

  • Thu hút khách hàng và đối tác: Khách hàng và đối tác ngày càng quan tâm đến việc sản xuất sạch hơn và bảo vệ môi trường. Việc giảm phát thải carbon giúp thu hút sự quan tâm và ủng hộ từ phía họ.

  • Đáp ứng yêu cầu pháp luật: Nhiều quốc gia và tổ chức quốc tế đang áp dụng chính sách nghiêm ngặt đối với phát thải carbon. Việc giảm phát thải sẽ giúp nhà máy sản xuất nông sản tuân thủ pháp luật và tránh phạt.

 

Với những lợi ích phát triển bền vững, hiện nay các giải pháp quản lý chiếu sáng và vận hành trong sản xuất đang ngày càng tiến bộ và hiện đại cần áp dụng nhiều vào hoạt động sản xuất nông sản.




1 lượt xem
bottom of page